Sản xuất Vàng quỳ

Làm vàng quỳ ở Mandalay, Myanmar.

Các quốc gia sản xuất nhiều vàng quỳ nhất thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức, Ấn ĐộThái Lan. Một số công ty có ảnh hưởng lớn tới thị trường vàng quỳ thế giới là Công ty TNHH Tập đoàn Kim bạc Nam Kinh (南京金箔集团有限责任公司, Trung Quốc), Manetti (Italia), The Gold Leaf Company (Hoa Kỳ), W & B Gold Leaf (Hoa Kỳ), DeLafée (Thụy Sĩ), NORIS (Đức), L.A. Gold Leaf U.S. (Hoa Kỳ), Silver Star (Ấn Độ), CornucAupia (Hoa Kỳ), Easy Leaf Products (Hoa Kỳ), Lymm Wrights (Anh), Horikin (Nhật Bản).

Một quy trình sản xuất vàng quỳ được đưa ra như sau:

Nấu chảy và tạo hợp kim (gồm Au, Ag, Cu - tùy theo mục đích sử dụng). Đúc khuôn thép thành thỏi nặng 220 g, với chiều cao 5 mm, chiều rộng 40 mm. Cán bằng cách di chuyển liên tục trên một máy cán có thể dịch chuyển thuận nghịch với các bề mặt được bôi trơn tốt và đánh bóng như gương để độ dày xuống ~17 μm. Ủ ở 700-800 °C để làm mềm và dẻo kim loại. Cắt thành vàng lá kích thước 40 × 40 mm, đặt giữa các tờ giấy cacbon đen không tĩnh điện (như giấy phủ bồ hóng) thành các buộc, mỗi buộc 1.000 tờ. Đập lần 1 để đạt kích thước 150 × 150 mm, khi đó độ dày xuống ~1,2 μm. Cắt mỗi tờ 150 × 150 mm thành 9 tờ kích thước 50 × 50 mm, nhồi khuôn bằng màng polyethylene terephtalate (PET) dày 18 μm quét vecni hữu cơ với bột thạch cao mịn và xà phòng (để có ma sát thích hợp với vàng) thành các buộc, mỗi buộc 2.000 tờ. Đập lần 2 để đạt kích thước 122 × 122 mm, khi đó độ dày xuống ~0,2 μm. Cuối cùng cắt và đóng gói vàng quỳ thành phẩm. Quá trình này thể hiện nhiều khía cạnh đặc biệt. Nó đòi hỏi độ giãn dài rất cao, bằng 25.000 lần (= 5 mm/0,0002 mm). Sản phẩm cuối cùng rất mềm dẻo dễ uốn, nhưng rủi ro nhăn và xé rách rất cao. Nó chỉ được xử lý bằng một loại lưỡi dao hoặc bàn chải đặc biệt. Để sản xuất 100 g vàng quỳ cần bắt đầu với khoảng 400 g vàng.[2]

Tại Trung Quốc người ta dùng loại giấy gọi là ô kim chỉ (乌金纸) hay huân kim chỉ (熏金纸) - sản xuất từ bột thân tre trúc ngâm tối thiểu qua 5 mùa, sau đó quét mực làm từ muội / bồ hóng thu được từ khói bốc lên khi đốt mạt cưa, củi, than, cao da bò; chủ yếu tại khu vực Thượng Ngu, Phú Dương (tỉnh Chiết Giang) - để bao bọc các miếng vàng lá trước khi đem đập.

Tại Việt Nam, làng nghề duy nhất sản xuất vàng quỳ tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội. Sản xuất vàng quỳ tại đây có lẽ có từ thế kỷ 18.[16] Nguyễn Quý Trị, người Hội Xuyên, Liễu Trai (nay thuộc thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được coi là ông tổ nghề làm vàng quỳ tại Việt Nam.[16] Quy trình làm vàng quỳ tại Kiêu Kỵ xem tại đây. Tính theo số liệu website này cung cấp (1 chỉ vàng = 3,75 g làm được 1 m² vàng quỳ, khối lượng riêng của vàng 19.300 kg/m³) thì độ dày tối đa (hao phí 0%) của mỗi quỳ vàng tại đây xấp xỉ 0,194 μm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vàng quỳ http://www.collineduparlement-parliamenthill.gc.ca... http://www.parl.gc.ca/information/about/warpaintin... http://www.parl.gc.ca/information/about/warpaintin... http://www.jianbiaoku.com/webarbs/book/69802/13713... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.city.kanazawa.ishikawa.jp/dentou_e/way/... //dx.doi.org/10.1590%2FS1517-70762011000100002 http://www.kieuky.org/gioi-thieu.html http://www.kieuky.org/quy-tr%C3%ACnh-gia-c%C3%B4ng... http://www.british-history.ac.uk/survey-london/vol...